HỘI NGHỊ SƠ KẾT MÔ HÌNH SẢN XUẤT, CHĂN NUÔI AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
Cập nhật lúc: 18/12/2022
Cập nhật lúc: 18/12/2022
Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổ chức “Hội nghị Sơ kết mô hình sản xuất, chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP” trao chứng nhận VietGAP cho 07 mô hình trên 7 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Thực hiện Quyết định số 415/QĐ-SNN ngày 25/4/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk về việc Phê duyệt dự toán: Hỗ trợ chứng nhận VietGAP trong sản xuất nông nghiệp.
Sau 05 tháng phối hợp triển khai thực hiện, ngày 12/12 đến 15/12/2022 Lãnh đạo Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đắk Lắk cùng đại diện Công ty Cổ phần kiểm nghiệm và chứng nhận FAO đã tiến hành Sơ kết và trao chứng nhận VietGAP cho 7 mô hình sản xuất cung cấp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại 7 địa phương trên địa bàn tỉnh: huyện Krông Bông, huyện Lắk, huyện Krông Ana, huyện Krông Năng, huyện Ea Kar, thị xã Buôn Hồ và Tp. Buôn Ma Thuột cụ thể:
- Mô hình sản xuất lúa thương phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Krông Bông: Đơn vị sản xuất: HTX dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Thăng Bình; Địa chỉ: Thôn 2, xã Cư Kty, huyện Krông Bông; Diện tích: 40 ha; sản lượng 600 tấn/năm.
|
|
Hình ảnh trao chứng nhận tại huyện Krông Bông |
- Mô hình sản xuất Lúa thương phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Lắk: Đơn vị sản xuất: HTX sản xuất và dịch vụ nông – ngư nghiệp Thái Hải; địa chỉ: Buôn Tung 1, xã Buôn Triết, huyện Lắk; diện tích 40ha, sản lượng 800 tấn/năm.
Hình ảnh trao chứng nhận tại huyện Lắk |
- Mô hình sản xuất Lúa thương phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Krông Ana: Đơn vị sản xuất: HTX dịch vụ nông nghiệp Thăng Bình 1; địa chỉ: xã Quảng Điền, huyện Krông Ana; diện tích 30ha, sản lượng 450 tấn/năm.
Hình ảnh trao chứng nhận tại huyện Krông Ana |
- Mô hình sản xuất Sầu riêng an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Krông Năng: Đơn vị sản xuất: HTX Bền Vững Dliêya; địa chỉ: Thôn Đồng Tâm, xã Dliêya, huyện Krông Năng; diện tích: 20 ha, sản lượng 400 tấn/năm.
Hình ảnh trao chứng nhận tại huyện Krông Năng |
- Mô hình sản xuất Sầu riêng an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại thị xã Buôn Hồ: Đơn vị sản xuất: HTX nông nghiệp thương mại dịch vụ Lan Tươi; địa chỉ: 186 – 188 Trần Hưng Đạo, P. An Lạc, thị xã Buôn Hồ; diện tích 18 ha, sản lượng 360 tấn/năm.
Hình ảnh trao chứng nhận tại thị xã Buôn Hồ |
- Mô hình sản xuất Sầu riêng an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại Tp.Buôn Ma Thuột: đơn vị sản xuất: Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp sạch Hòa Thắng; địa chỉ: xã Hòa Thắng, Tp. Buôn Ma Thuột; diện tích 20 ha, sản lượng: 240 tấn/năm.
|
Hình ảnh trao chứng nhận tại Thành phố Buôn Ma Thuột |
- Mô hình chăn nuôi Heo rừng lai an toàn theo tiêu chuẩn VietGAHP tại huyện Ea Kar: đơn vị sản xuất: HTX chăn nuôi heo rừng Tây Nguyên; địa chỉ: xã Ea Kmút, huyện Ea Kar; tổng đàn: 1.500 con heo thịt/năm.
Hình ảnh trao chứng nhận tại huyện Ea Kar |
Mô hình sản xuất cung cấp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP thành công đã mang lại những kết quả to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể:
Đối với xã hội
Việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm khẳng định tên tuổi, uy tín của sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam, vượt qua các rào cản kỹ thuật và yêu cầu của các nước nhập khẩu, làm tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm.
Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) làm thay đổi thói quen, tập quán sản xuất truyền thống, tạo ra một nguồn sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người sản xuất cũng như người tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Đối với người sản xuất
Giúp người sản xuất kiểm soát chất lượng đầu vào như: Vùng đất, nguồn nước, nguồn dinh dưỡng phục vụ cho cây trồng, vật nuôi... giúp người sản xuất điều chỉnh quy trình sản xuất, có biện pháp khắc phục kịp thời để tạo ra sản phẩm ban đầu đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và từng bước, thay đổi tư duy của người sản xuất, từ sản xuất nhỏ lẻ manh mún sang liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp,
Sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP giúp người sản xuất tiết kiệm được chi phí nhờ kiểm soát được nguồn nguyên liệu vật tư đầu vào, quản lý sản xuất hiệu quả hơn thông qua quy trình đánh giá nội bộ, khắc phục được các điểm chưa phù hợp trong hệ thống quản lý, từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người sản xuất.
Sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất nhờ môi trường không bị ô nhiễm. Sản phẩm được chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đem tới niềm tin cho người tiêu dùng, đồng thời xây dựng thương hiệu sản phẩm và thị trường tiêu thụ ổn định.
Đối với Doanh nghiệp chế biển, xuất khẩu
Sản phẩm được chứng nhận VietGAP có nguồn gốc xuất xứ, có nhãn mác bao bì, có tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm sẽ giảm mối nguy về tồn dư hóa chất, thuốc BVTV, tồn dư chất kháng sinh trong sản phẩm... giúp Doanh nghiệp yên tâm, bao tiêu sản phẩm phục vụ cho công tác chế biến, kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm. Từ đó, sẽ đảm bảo được đầu ra ổn định cho sản phẩm, giúp làm tăng doanh thu cũng nhu uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Đối với người tiêu dùng
- Việc sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, có bao bì nhãn mác, có mã nhận diện, có Logo VietGAP… sẽ giúp cho người tiêu dùng yên tâm, tin tưởng, lựa chọn và từ đó, từng bước nâng cao ý thức của người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng hiểu biết và quan tâm hơn đến việc sử dụng sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
- Việc sử dụng sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm sẽ đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, từng bước thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có bao bì nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc … dẫn đến nhiều vụ ngộ độc đã xảy ra trong thời gian qua.
Các mô hình sản xuất, chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là cơ sở để nhân rộng mô hình trên tất cả các loại cây trồng, vật nuôi nói chung nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo tiền đề cho xây dựng và phát triển mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và Quốc tế, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm.
Hoạt động hỗ trợ chứng nhận VietGAP trong sản xuất nông nghiệp của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản – Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk đã mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân trong việc gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, là nền tản để thực hiện các công đoạn tiếp theo trong chuỗi giá trị nhằm đáp ứng các nhu cầu khắc khe để xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới như: Sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP, mở rộng vùng sản xuất tập trung, xây dựng mã vùng trồng … Khuyến khích các địa phương, các Doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường như: VietGAP, Global GAP… góp phần nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng các yêu cầu để xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh ra thị trường thế giới./.
Quản lý Chất lượng